Tương tác với môi trường Người_Rapa_Nui

Một giả thuyết phổ biến được đưa ra rằng sự suy giảm rõ rệt của văn hóa và xã hội Rapa Nui trước sự khám phá của người Châu Âu năm 1722 đã được gây ra bởi sự khai thác quá mức môi trường của đảo, chủ yếu phá rừng, đã chặt hạ gần như tất cả các cây trên hòn đảo. Những người ủng hộ nổi bật nhất của cách giải thích này là Jared Diamond - người đã đưa ra một kịch bản cho "sự huỷ diệt sinh thái" trên đảo Phục Sinh trong cuốn sách Sụp đổ của ông năm 2005.

Ý tưởng xã hội Rapa Nui sụp đổ đến từ sự mất cân bằng giữa các nguồn tài nguyên có trên đảo, chủ yếu là dân số, gỗ, các nguồn thực phẩm, và việc tiêu tốn nhiều năng lượng cũng như tài nguyên để xây và vận chuyển moai. Nguồn thức ăn có thể khan hiếm hơn các khu vực khác của Polynesia vì các yếu tố như khí hậu lạnh hơn, thiếu mưa so với các đảo khác trong khu vực, gió lớn và thiếu đa dạng sinh học, dẫn đến cây trồng Polynesian không phát triển như ở các khu vực khác của Thái Bình Dương. Nguồn gỗ tốt cũng đã mất đi trên đảo, hiện nay cây cao nhất trung bình chỉ khoảng 2 m (7 ft).

Mặc dù trên đảo Phục Sinh hiện chỉ có 48 loại cây khác nhau, bằng chứng từ khảo sát thực vật trên đảo thể hiện qua phân tích phấn hoa được tiến hành trên các lớp trầm tích từ các đầm, ao, chỉ ra rằng đảo đã từng sở hữu nhiều hơn thế. Từ những mẫu vật này, 22 loài không còn hiện diện trên đảo được chứng minh là đã tồn tại một thời gian ở đó. Trong số loài cây này cây cọ khổng lồ, cây cọ Rapa Nui, cho thấy dấu hiệu là các loài cọ lớn nhất thế giới, vượt qua kích thước của cọ rượu vang Chile nếu chúng không phải đã tuyệt chủng. Ngoài ra còn có những dấu hiệu việc đảo Phục Sinh đã sở hữu một bộ sưu tập các loài động vật đa dạng hơn. Các bộ xương còn lại của 25 loài chim làm tổ khác nhau đã được tìm thấy trên đảo, nhưng kể từ đó nó giảm xuống còn 16. Xu hướng tuyệt chủng là việc thường xảy ra khi con người cư đến một khu vực mới, vì khuynh hướng săn bắt quá nhiều và khai khác quá nhiều các nguồn tài nguyên.[6]

Nạn phá rừng làm giảm năng suất cây trồng do xói mòn đất, mất gỗ như một nguồn vật liệu đóng tàu thuyền đánh cá, và ngưng việc xây dựng các moai xung quanh đảo. Có giả thuyết cho rằng kim cương hiếm có thể đã dẫn đến cuộc nội chiến tàn bạo, tạo ra sự sụt giảm dân số. Ông (Jared Diamond) cũng đưa ra giả thuyết rằng có khoảng 7.000 người trước chiến tranh, sau đó giảm xuống còn 2.000 người, những người mà các nhà truyền giáo đã gặp khi họ đến trong thế kỷ 19 và tiến hành cuộc điều tra dân số đầu tiên trên hòn đảo.

Những yếu tố khác dẫn đến sự suy giảm dân số còn là chuyện quá đông dân châu Âu đến đảo và họ đến mang theo những dịch bệnh của họ, như bệnh đậu mùa.[7]

Nông nghiệp

Nông nghiệp trên đảo Phục Sinh có dấu hiệu tăng cường trước khi người châu Âu đến đảo, vì khí hậu của đảo thừa gió và ít mưa. Phát hiện khảo cổ cho thấy vô số các hố ủ và hệ thống thủy lợi. Những tảng đá lớn cũng được xếp chồng lên nhau để làm rào cản chống lại gió. Trong những cánh đồng một hệ thống nông nghiệp được gọi là mùn lithic đã được sử dụng. Theo phương pháp này, người nông dân sẽ xếp đá ra thành các hình dạng trên đồng của họ, buộc cây trồng phát triển trong khu vực nhất định. Phương pháp này được biết đến như giải pháp nhằm tăng độ ẩm của đất đồng thời giảm xói mòn đất do gió, có hiệu quả chống lại các điều kiện bất lợi của khí hậu.

Cây trồng trên đảo Phục Sinh bao gồm khoai lang, khoai mỡ, khoai môn, chuối và mía. Gà là vật nuôi duy nhất; mặc dù các chuồng gà bằng đá vẫn còn rải rác trên các cánh đồng trên hòn đảo, hầu hết là những ngôi mộ mà từ đó gà có được calci và phosphor qua ăn xương.[8]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Người_Rapa_Nui http://www.britannica.com/eb/article-9117371 http://indigenouspeoplesissues.com/index.php?optio... http://www.thehawaiiindependent.com/story/L.A.-ral... http://libweb.hawaii.edu/digicoll/rapanui/index.ht... http://citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/download?doi=... //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17212703 http://travelscope.net/episodes/view/easter_island... http://www.jps.auckland.ac.nz/document.php?wid=508... //doi.org/10.1111%2Fj.1399-0039.2006.00717.x //doi.org/10.1260%2F0958305054672385